Chinh phục bằng dịch vụ - Phục vụ bằng trái tim...

Translate

Tour Phổ Biến Năm 2017

SÔNG MÊ KÔNG

Sông Mê Kông (từ tiếng Lào: Mê Kông có ngĩa là con sông Mẹ), bắt nguồn từ những đỉnh núi cao quanh năm tuyết bao phủ của cao nguyên Tây Tạng (500m trên mặt nước biển) là một trong những con sông lớn của thế giới dài 4.220km, diện tích lưu vực: 8.100.000km[2]  (20,7% thuộc Trung Quốc, 2,6% thuộc Miến Điện, 32,4% thuộc Lào, 23,8% thuộc Thái Lan, 19% thuộc Camphuchia và 1,5% thuộc Việt Nam)
Có thể chia làm 4 đoạn chính:
-     Đoạn từ lúc sông vào Đông Dương đến Vientiane dài 1.050km, dốc, nhiều thác ghềnh
-     Đoạn từ  Vientiane đến Xavarakhet dài: 500km, độ dốc giảm (khoảng 8cm/km),tàu thuyền đi lại dễ dàng
-     Đoạn từ Xavarakhet đến Kratié: dài 600km, nhiều thác, ghềnh, nổi tiếng là thác Khôn (cao 15m), các ghềnh Preapatang, xămbốc…Đoạn này có nhiều đảo giữa sông.
-     Đoạn hạ lưu: Từ Kratié ra biển, trong đó có phần châu thổ bắt đầu từ PhnômPênh rộng tới 70.000km2. Dòng sông tới PhnômPênh rất rộng, tời vài Kilomet chiều ngang và tới đây chia làm 3 nhánh
-     Nhánh Tonlesap chảy vào Biển Hồ: Khi vào mùa lũ , Biển Hồ tăng diện tích chứa nước lên 3 lần (khoảng 3.000m2).
-     Hai nhánh đi qua Việt Nam: sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển bằng 9 cửa sông Tiền (Tiền Giang, chiếm 2/3 lưu lương, là cong sông mang nhiều nước và nhiều phù sa nhất. Ngang qua Vĩnh Long, cách biển 100km,sông phân nhánh, tạo thành sông Mỹ Tho và Cổ Chiên. Sông Mỹ Tho sau đó lại chia thành sông Hàm Luông và rồi sông Ba Lai, Cửa Tiểu & sông cửa Đại. Như vậy, sông Tiền đổ ra biển qua 6 cửa từ Bắc xuống Nam là: cửa Tiểu,cửa Đại,cửa Ba Lai,cửa Hàm Luông,cửa Cổ Chiên và của Cung Hầu (sau là một nhánh của Cổ Chiên).
Sông Hậu (Hậu Giang) chảy theo 1 dòng duy nhất. Cách biển 75km, ngoài cửa Bassac bắt đầu chia thêm 2 cửa: cửa Định An và cửa Thanh Đề.
Cả 2 sông Tiền và sông Hậu đều có nhiều đảo giữa lòng với làng mạc sum suê. Do sông Mê Kông khi qua Việt Nam đổ ra biển qua 9 cửa của 2 con sông Tiền và sông Hậu mới có tên là Cửu Long (9 con rồng).
Tuy bắt nguồn từ miền núi cao, được băng tuyết tan chảy cung cấp nước, nhưng Mê Kông chủ yếu là do các phụ lưu chảy vào nhất là bên tả ngạn (Lào). Các phụ lưu lại theo chế độ nhiệt đới gió mùa (một mùa mưa, một mùa khô). Lưu lượng của sông Mê Kông rất lớn, trung bình năm là 13,365m2 /giây, mùa lũ là 23,870m2/giây (tháng 9).
Tại PhnômPênh, các trị số tương ứng nhỏ đi đôi chút. Lũ sông Mê Kông lên, xuống một lần, điều hòa, từ từ do dòng sông dài, lưu vực lớn, độ dốc trung bình của sông cũng nhỏ (16cm/km2)
Về mùa lũ, sông Mê Kông cũng tràn bờ, riêng Việt Nam có 500.000ha bị ngập sâu tới 2 – 3m (An Giang, Đồng Tháp), nhưng cũng có năm  lũ quá lớn (do bão, mưa lớn tập trung gây nên) cũng gây lụt lội lớn, tai hại cho mùa màng. Trung bình 9 năm có một lũ lớn (năm 1886 thủ đô Phnôm Pênh ngập toàn thành phố, phải đi lại bằng thuyền).
Ngoài ra phải nói tới ảnh hưởng của biển. Nước thủy triều bình thường lên tới Phnôm Pênh, ngay mùa lũ, triều vẫn đủ sức lên tới Cái Bè (Tiền Giang) và Cần Thơ (Hậu Giang) do độ cao của vùng châu thổ Nam bộ chỉ từ 2m đến 2,5m so với mực nước biển. Thủy triều làm cho mực nước sông, kênh, rạch bị ảnh hưởng và làm cho dòng chảy bị đảo ngược.
Hàm lượng phù sa của sông Mê Kông nhỏ (0,100km/m2 về mùa cạn & 0,300kg/m2 vào mùa lũ), nước sông không đục như sông Hồng, nhưng do lưu lượng lớn nên tổng lượng phù sa lên tới con số vĩ đại 1.000 triệu tấn/năm. Chính lượng phù sa đó, qua nhiều năm đã tạo nên một miền châu thổ rộng lớn, phì nhiêu bắt đầu từ Phnôm Pênh. Riêng châu thổ miền tây Nam Bộ chiếm khoảng 36.000km2 (gấp 2 lần châu thổ Bắc Bộ). mỗi năm châu thổ lại tiến ra biển từ 60m – 80m ở mũi Cà Mau.
Tiềm năng kinh tế của sông Mê Kông rất lớn, nếu được cải tạo, nó sẽ là 1 tuyến huyết mạch giao thông quan trọng, 1 con sông hữa nghị chảy qua 5 nước, đặc biệt đối với Lào, chưa có đường sắt, không có đường ra biển hoặc đối với Thái Lan trong việc vận chuyển hàng hóa.
Với lưu lượng lớn, sông Mê Kông có thể giúp cho việc tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trong phạm vi lưu vực sông. Tiềm năng về thủy điện của sông Mê Kông và các phụ lưu cũng rất phong phú, công suất có thể tới hàng triệu KW, nhất là đối với Lào.
Sông Mê Kông lại là một nguồn thủy sản quan trọng, riêng Biển Hồ, hàng năm đã cung cấp hàng chục vạn tấn cá.
Đồng bằng miền Tây Nam bộ là châu thổ của sông Mêkông, 1 đồng bằng màu mỡ bằng phẳng, hằng năm lại mở rộng thêm ra biển, lại ít bị lũ lụt đe dọa do có 9 cửa sông và một hệ thống kinh rạch dài tới 4.900km, thoát nước ra biển. Biển Hồ lại là kho dự trữ chứa nước trong mùa lũ & cung cấp nước trong mùa khô, giúp cho hệ thống sông Tiền và sông Hậu được điều hòa.
Tuy nhiên việc chống chữa mặn do ảnh hưởng của sự cải tạo vùng đầm lầy (U Minh, Đồng Tháp), biến vùng đất mới thành đất canh tác, giải quyết nạn thiếu nước ngọt khi triều lên…là những vấn đề mà nhân dân đã và đang tiếp tục giải quyết để xứng đáng là vựa lúa lớn nhất của cả nước.